Lãnh đạo Việt Nam đang “tự diễn biến” có thể dẫn đến tan vỡ Đảng hay không?

Trong thời gian gần đây, theo giới quan sát, các lãnh đạo hàng đầu của đảng đã liên tiếp gián tiếp thừa nhận một số di sản của chế độ Việt nam Cộng hòa trong quá khứ?

Mới nhất, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đã ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương. Với mục đích để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chính quyền địa phương. Đáng chú ý, đây là mô hình này đã được áp dụng rộng rãi dưới chế độ Việt nam Cộng hòa trước năm 1975.
Theo mô hình này, khi quyền lực được giao trực tiếp cho một cá nhân thị trưởng, hay tỉnh trưởng, sẽ có trách nhiệm rõ ràng, và sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá hiệu quả công việc, cũng như quy trách nhiệm nếu để xảy ra sai phạm.
Điều này có thể giúp giảm tình trạng tham nhũng, là điều thường xảy ra trong hệ thống quản lý ở Việt nam hiện nay. Quản lý theo kiểu tập thể quyết định, nhưng cá nhân không ai chịu trách nhiệm.
Cũng như trước đó, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chính thức thừa nhận công khai, trước đây lãnh đạo Singapore đã bày tỏ mong muốn đuổi kịp Sài Gòn.
Việc so sánh Singapore với Sài Gòn trước 1975 không phải là vấn đề mới, nhưng khi nó được nhắc lại bởi Tổng Bí thư Tô Lâm, sẽ mang một thông điệp đáng chú ý.
Việc thừa nhận một số di sản của chế độ cũ có thể giúp chính quyền tăng sự ủng hộ từ một bộ phận dân chúng thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhất là trong bối cảnh hội nhập ở Việt nam hiện nay.
Lúc sinh thời, cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn cảnh báo lãnh đạo Việt nam về nguy cơ “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Theo ông Nguyễn Phú Trọng coi đây là một nguy cơ lớn dẫn đến xa rời lý tưởng, thậm chí biến chất.
Từ đó, có thể làm suy yếu nội bộ và dẫn đến mất ổn định chính trị, và có thể làm tan vỡ đảng Cộng sản Việt nam.
Liệu các lãnh đạo Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm đang “tự diễn biến” như vừa kể, có thể dẫn đến tan vỡ Đảng như cố Tổng Bí thư Trọng từng cảnh báo hay không?

Trung Khoa – Thoibao.de
——