Mức chi tiêu cho các chương trình an sinh xã hội của nhà nước Việt Nam năm 2024, chỉ chiếm khoảng 2,8% GDP. Trong khi đó, theo Dự toán ngân sách năm 2024, Bộ Công an được phân bổ hơn 113.000 tỷ đồng chiếm khoảng 1% GDP của cả nước, gấp hơn gần 10 lần ngân sách dành cho Bộ Y tế và Bộ Giáo dục cộng lại.
Bộ Công an với chức năng đảm bảo an ninh hệ thống chính trị, đảm bảo an toàn và trật tự xã hội ở trong nước, nhưng trên thực tế Bộ này luôn chiếm vị trí chi ngân sách thứ 2, chỉ sau Bộ Quốc phòng – với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, với đặc thù và chủ trương tiến tới xây dựng một nhà nước “Công an trị” của Đảng Cộng sản Việt Nam. Kể từ năm 2026 cho đến nay, Bộ trưởng Bộ Công an Đại tướng Tô Lâm đã bành trướng nhân sự phe cánh vô giới hạn.
Với số lượng nhân sự chịu sự chi phối của Bộ Công an từ con số vài trăm ngàn, trong 3 năm gần đây, con số này đã tăng lên trên 1,5 triệu người. Tỷ lệ kiểm soát ở mức 8,5 người dân/1 công an, một tỷ lệ được đánh giá thuộc hàng cao nhất thế giới.
Không chỉ dừng lại ở đó, Bộ Công an còn chủ trương phát triển nguồn lực về các trang thiết bị, vũ khí phương tiện quá lớn so với nhiệm vụ chức năng. Vấn đề này được đánh giá là sự chạy đua giữa ngành công an đối với lực lượng quân đội chính quy của Bộ Quốc phòng?
Ngày 10/12/2024, Bộ Công an khởi công xây dựng sân bay ở khu vực Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với tổng mức đầu tư khoản 900 tỷ đồng. Đây là 1 sân bay dành riêng cho lực lượng Cảnh sát Cơ động với quy mô dài 1.500 m, trên diện tích khoảng 125 ha.
Giới phân tích đặt câu hỏi, tại sao Bộ Công an phải thành lập lực lượng không quân cho riêng mình? Đây là một chủ trương được cho là không cần thiết và hết sức lãng phí, vừa giẫm chân lên chức năng của Bộ Quốc phòng, đồng thời lãng phí rất lớn đối với ngân sách quốc gia?
Cũng như, câu chuyện liên quan đến công trình kiến trúc Nhà hát Hồ Gươm thuộc sở hữu của Bộ Công an do đích thân Bộ trưởng Bộ Công an khởi xướng và chủ trì. Được biết, Nhà hát Hồ Gươm đặt trên khu đất ở vị trí đất “kim cương” hơn 5.000 m2 tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Đây được đánh giá là “nhà hát opera” tuyệt vời nhất thế giới.
Theo giới thạo tin, quyết định của Bộ Công an khi đó, dưới quyền của Bộ trưởng Công an Tô Lâm, thể theo nguyện vọng của “đương kim” phu nhân bà Ngô Phương Ly, sinh năm 1970 tại Hà Nội – là con gái của 2 nghệ sĩ nổi tiếng. Bà Ly tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, hiện đang là Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật của Đài Truyền hình Việt Nam.
Công luận thấy rằng, ngay sau khi trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tháng 8/2024, ông Tô Lâm đã phát động cuộc “cách mạng” phòng, chống lãng phí. Chính Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định, lãng phí còn tai hại hơn cả tham nhũng. Vì thế, từ lãng phí đã trở thành một chức năng chính của “Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực” và chính ông Tô Lâm làm Trưởng ban.
Giới phân tích quốc tế cho rằng, mặc dù ông Tô Lâm nhấn mạnh tầm quan trọng việc chống lãng phí, nhưng sự hoài nghi về tính nhất quán giữa lời nói và hành động của Tổng Bí thư trong việc thực hiện các chính sách chống lãng phí vẫn là điều phổ biến.
Vì thế, người dân Việt Nam trước sau vẫn phải è cổ chịu sức nặng quá lớn của bộ máy độc tài cồng kềnh, cực kỳ tham nhũng, lãng phí.
Đây chính là lý do, chúng ta đừng vội hy vọng vào cái gọi là Việt Nam bước sang “Kỷ nguyên mới”, như ông Tô Lâm đã và đang hứa hẹn.
Trà My – Thoibao.de